Đông trùng hạ thảo được biết đến là một trong những thảo dược quý hiếm trong y học cổ truyền. Về mặt giá trị, loại dược liệu này có thể gấp hai lần nhân sâm. Và đây cũng chính là loại thảo dược đang được thế giới săn lùng và khai thác quanh năm.
-
Tên gọi khác: Trùng thảo, Hạ thảo đông trùng
-
Tên khoa học: Cordyceps sinensis (Berk) Sacc
-
Tên tiếng Trung: 冬蟲夏草
-
Họ: Thuộc họ Ophiocordycipitaceae
Mô tả: Đông trùng hạ thảo là kết quả của sự cộng sinh giữa ấu trùng thuộc chi Hepialus và nấm túi Cordyceps sinensis. Sau quá trình phát tán bào tử ở dưới lòng đất, các bào tử nấm sẽ ăn mô của những loại ấu trùng này và khiến cho chúng chết đi chỉ sau vài tuần nhưng hình dạng không mấy thay đổi. Một thời gian sau, quả thể nấm phát triển và trồi lên mặt đất. Đông trùng hạ thảo có hình dạng sâu non và dài khoảng 4 – 5 cm, rộng khoảng 8 – 10 mm. Trên thân có nhiều vân ngang, có màu vàng hoặc hơi nâu khi chuyển về trạng thái khô. Phần sâu non bên trong có màu trắng, hơi rắn và có mùi thơm. Phần khuẩn tạo có màu nâu sẫm và chúng ký sinh trên đầu sâu non. Phần khuẩn thường dài hơn đầu sâu non.
Phân bố: Đông trùng hạ thảo được tìm thấy chủ yếu ở một số tỉnh thuộc nước Trung Quốc như Vân Nam, Thanh Hải, Cam Túc, Tứ Xuyên và đặc biệt là ở cao nguyên Tây Tạng. Loại dược liệu này thường xuất hiện vào mùa hè, tại những vùng đồi núi cao từ 4000 – 5000 mét. Và hiện nay, loại dược liệu này được phát triển theo quy mô công nghiệp dưới hình thức nuôi trồng nhân tạo.
Bộ phận dùng, thu hái, sơ chế và hướng dẫn bảo quản
Bộ phận dùng: Dùng toàn bộ nấm đông trùng hạ thảo, bao gồm phần khuẩn tỏa, khuẩn ty và xác ấu trùng.
Thu hái: Thời điểm thích hợp để thu hoạch đông trùng hạ thảo là vào tháng 3 – 7 hằng năm, đặc biệt là thời điểm khi trời chuyển hè. Khi đó, đông trùng hạ thảo xuất hiện rất nhiều và giá trị dinh dưỡng mang lại rất cao.
Sơ chế: Những phần đông trùng hạ thảo vừa được thu hoạch về cần được làm sạch để loại bỏ lớp đất cát và bụi bẩn. Sau đó được bào chế ở dạng khô hoặc dùng trực tiếp ở dạng khô.
-
Đối với những đông trùng hạ thảo ở dạng tươi: Bạn nên cất trữ trong gói kín và đặt trong ngăn mát của tủ lạnh và chỉ có thể bảo quản được 10 – 14 ngày;
-
Những đông trùng hạ thảo khô: Để đông trùng hạ thảo không bị lên nấm mốc hay bị các vi khuẩn xâm hại, bạn nên cất trữ trong túi nhựa và dưới đáy túi nên cho thêm 200 gram hạt tiêu đen, rồi đem cất trữ ở nơi thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
Tính vị, quy kinh và thành phần của đông trùng hạ thảo Trong nghiên cứu của nền y học cổ truyền, đông trùng hạ thảo là loại thảo dược có vị ngọt, tính ấm và được quy vào kinh Phế và Tỳ. Theo sự ghi nhận của giới y học hiện đại, đông trùng hạ thảo ẩn chứa rất nhiều các thành phần vi lượng có lợi cho sức khỏe con người, bao gồm các khoáng chất, vitamin mang giá trị cao. Cụ thể:
Với những thành phần được chúng tôi liệt kê phần trên, đông trùng hạ thảo được giới chuyên môn đánh giá là “dược liệu kim cương”, đặc biệt là một số thành phần chỉ có ở loại dược liệu này, khó có thể tìm thấy ở một số dược liệu khác.
Đông trùng hạ thảo được giới chuyên môn đánh giá rất cao về giá trị vốn có của sản phẩm. Loại thảo dược này được xem như sự cân bằng của hệ sinh thái khi có sự góp gặp của cả phần âm và phần dương (vừa cả động vật và cả thực vật), phần lớn là nhờ vào thành phần có trong loại dược liệu này.
Dưới đây là những công dụng của dược liệu đông trùng hạ thảo:
-
Hỗ trợ điều trị chứng rối loạn chức năng sinh lý, sự suy giảm ham muốn tình dục: Có tác dụng điều hòa nồng độ hormone sinh dục cho cả nam và nữ, hỗ trợ điều trị các tình trạng liệt dương, yếu sinh lý, di tinh,…;
-
Hỗ trợ đẩy lùi bệnh mãn tính: như bệnh viêm gan mãn tính, viêm khí quản mãn tính, hen suyễn mãn tính,…;
-
Hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch: Giúp điều hòa đường huyết, chống rối loạn nhịp tim, tăng sự lưu thông máu, khí oxy cho các cơ quan trong cơ thể nhờ hợp chất adenosine, adenosine;
-
Hỗ trợ điều trị ung thư: Nhờ vào thành phần Cordycepin có trong đông trùng hạ thảo. Thành phần này giúp làm giảm đáng kể kích thước của khối u, trì hoãn sự lây lan của tế bào ung thư và ức chế sự phân hạch;
-
Ứng dụng bào chế thuốc phòng ngừa bệnh HIV/AIDS: Nhờ sự góp mặt của hoạt chất HEAA (Hydroxy – Ethyl – Adenosine – Analogs);
-
Giảm cholesterol trong máu, ngăn chặn sự tái phát của một số bệnh lý về tim;
-
Tăng sức đề kháng, chống sự mệt mỏi, suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh;
-
Làm chậm quá trình lão hóa ở người già;
-
Tăng sự dẻo dai cho xương khớp;
-
Hỗ trợ làm đẹp cho chị em phụ nữ, làm mờ thâm, xóa nếp nhăn.
Liều dùng: Mỗi ngày sử dụng 6 – 12 gram đông trùng hạ thảo. Bên cạnh đó, liều lượng sử dụng còn phụ thuộc vào từng đối lượng. Một lưu ý khác, không vì giá trị dinh dưỡng mang lại rất cao mà người dùng sử dụng tùy tiện hoặc sử dụng quá mức, việc sử dụng quá liều lượng quy định cũng không giúp gia tăng giá trị của sản phẩm. Chính vì vậy, bạn hãy tuân thủ nguyên tắc và liều lượng vốn có của sản phẩm.
Cách dùng: Đông trùng hạ thảo được sử dụng để sắc đặc để uống hoặc chế biến trong một số món ăn cùng với một số nguyên liệu khác. Hoặc sử dụng để nhai trực tiếp. Tuy nhiên, tùy vào từng bài thuốc mà áp dụng cách dùng cho phù hợp.
Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ đông trùng hạ thảo được nhiều sổ sách xưa ghi nhận và lưu truyền lại đến ngày hôm nay. Bạn đọc có thể tham khảo:
1. Bài thuốc từ đông trùng hạ thảo chữa một số bệnh lý về đường hô hấp (ho, hen suyễn, viêm phế quản,…)
-
Dùng đông trùng hạ thảo và khoản đông hoa mỗi vị 6 gram; cam thảo và tiểu hồi mỗi vị 3 gram cùng với 8 gram tang bạch bì.
-
Đem tất cả các nguyên liệu đã được chuẩn bị vào trong nồi đất cùng với 650 – 750 ml nước và bắt lên bếp để sắc. Sắc cho đến khi nước cô đặc còn lại khoảng 200 – 250 ml là được. Chắt lọc lấy phần nước để dùng. Chia phần nước sắc được thành 3 phần nhỏ để dùng vào buổi sáng, trưa và buổi tối. Nên dùng thuốc khi thuốc còn đủ ấm, nếu nguội, bạn nên hâm nóng lại trước khi sử dụng.
2. Bài thuốc từ đông trùng hạ thảo giúp cải thiện chức năng sinh lý ở nam giới (liệt dương, yếu sinh lý, di tinh, chứng suy giảm ham muốn ở cả nam và nữ,…)
-
Dùng 6 gram đông trùng hạ thảo, 8 gram dâm dương hoắc cùng với ba kích và hà thủ ô mỗi vị 12 gram.
-
Chỉ đem đông trùng hạ thảo tán thành bột mịn rồi để riêng. Các nguyên liệu còn lại đem sắc cùng với 500 ml nước lọc. Sắc cho đến khi phần nước còn lại phân nửa là được. Mỗi lần sử dụng một ít bột đông trùng hạ thảo cùng với một ít nước sắc được. Mỗi ngày sử dụng 3 lần vào sáng sớm, trưa và tối trước khi đi ngủ.
3. Bài thuốc từ đông trùng hạ thảo hỗ trợ điều trị một số bệnh lý về thần kinh (suy nhược thần kinh, mất ngủ, ngủ không sâu giấc,…)
-
Dùng 30 gram đông trùng hạ thảo cùng với 500 ml rượu trắng ngon.
-
Làm sạch toàn bộ đông trùng hạ thảo đã được chuẩn bị rồi cho vào bình thủy tinh có nắp đậy. Tiếp tục cho phần rượu vào để ngâm. Đậy kín nắp và bảo quản nơi thoáng mát, sau 7 ngày là có thể sử dụng. Mỗi lần sử 20 – 30 ml, dùng trong bữa ăn và mỗi ngày sử dụng khoảng 2 – 3 lần.
4. Hỗ trợ điều trị chứng thiếu máu, di tinh, liệt dương từ đông trùng hạ thảo
-
Chuẩn bị 10 gram đông trùng hạ thảo cùng với 100 gram thịt nạc.
-
Làm sạch những nguyên liệu đã được làm sạch rồi thái thành từng lát vừa đủ dùng. Bắt bếp cho thịt nạc và đông trùng hạ thảo nấu cho nhừ rồi thêm một ít gia vị vừa đủ ăn. Mỗi ngày sử dụng 1 lần hoặc có thể chia thành nhiều phần nhỏ để dùng.
5. Món ăn từ đông trùng hạ thảo chữa chứng ho suyễn gây khó thể, chứng nhức mỏi đầu gối, nhức mỏi lưng
-
Dùng 8 gram đông trùng hạ thảo và 8 con chim cút.
-
Chim cút cần được làm sạch nhiều lần với nước rồi ngâm với nước sôi chừng 1 phút rồi vớt ra để nguội. Chia đông trùng hạ thảo thành 8 phần nhỏ, cho mỗi lần được chia vào trong bụng của chim cút rồi dùng chỉ khâu kín. Cho những con đã được làm xong vào trong nồi để nấu nhừ, nêm nếm một ít gia vị vừa đủ ăn.
6. Món ăn hỗ trợ điều trị chứng hen suyễn, đối tượng bị lao phổi, suy nhược cơ thể từ đông trùng hạ thảo
-
Chuẩn bị đông trùng hạ thảo và sơn dược mỗi vị 15 gram cùng với 100 gram thịt gà.
-
Làm sạch các nguyên liệu đã được chuẩn bị rồi thái thành từng lát mỏng để dùng. Sau khi sơ chế, cho toàn bộ các vào trong nồi để nấu cho nhừ rồi nêm nêm một ít gia vị đủ ăn.
7. Bài thuốc từ đông trùng hạ thảo giúp tăng cường gân cốt, điều hòa âm dương
-
Nguyên liệu cần có: 5 gram đông trùng hạ thảo, 100 gram hồ đào (bỏ hạt), 30 gram táo đỏ, 1 con gà ác và 4 lát gừng tươi.
-
Làm sạch toàn bộ các nguyên liệu. Riêng gà ác, sau khi làm sạch cần ướp cùng với một ít gia vị rồi cho vào nồi nấu cho nhừ. Tiếp tục cho các nguyên liệu còn lại để nấu cùng. Khi món ăn vừa chín tới, nêm nếm một ít gia vị rồi sử dụng trong ngày.
8. Hỗ trợ cải thiện chứng suy nhược, thường xuyên mệt mỏi, máu nhiễm mỡ từ đông trùng hạ thảo
-
Bài thuốc gồm có 3 gram đông trùng hạ thảo 100 gram gạo nếp cùng với sơn dược và hoàng kỳ mỗi vị 20 gram.
-
Rửa sạch hoàng kỳ rồi sắc chỉ để lấy phần nước, không lấy phần bã. Tiếp tục cho đông trùng hạ thảo, gạo nếp và Sơn dược để nấu thành cháo. Cháo chín nhừ là có thể sử dụng. Thời điểm thích hợp nhất để sử dụng là vào mỗi buổi sáng hoặc buổi tối.
9. Hỗ trợ điều trị tình trạng đau dạ dày, viêm dạ dày, phế thận lưỡng hư từ đông trùng hạ thảo
-
Chuẩn bị 10 gram đông trùng hạ thảo, 1 con ba ba và 10 quả đại táo.
-
Con ba ba cần cắt bỏ phần đầu rồi cắt thành 4 miếng nhỏ và cho vào nồi luộc qua nước sôi. Tiếp đến cho phần thịt ba ba, đông trùng hạ thảo, đại táo, hành, gừng, tỏi và những gia vị vừa đủ ăn. Dùng khi món ăn đã chín và nên dùng khi món ăn còn nóng.
10. Dùng đông trùng hạ thảo chứng tiểu đêm do thận hư, tinh trùng loãng, hoạt tinh
-
Những nguyên liệu cần có, bao gồm: 18 gram đông trùng hạ thảo, 40 gram hoài sơn, 15 gram câu kỷ tử, 4 quả chà là, 500 gram thịt dê và một số gia vị cơ bản.
-
Làm sạch tất cả các nguyên liệu. Riêng thịt dê cần được làm sạch và nấu qua với nước sôi để khử mùi tanh. Cho toàn bộ các nguyên liệu vào trong nồi cùng với lượng nước vừa đủ và nấu cho nhừ trên ngọn lửa nhỏ. Thêm một ít gia vị rồi tắt bếp. Nên dùng khi món ăn còn nóng. Mỗi tuần bạn có thể sử dụng 2 – 3 lần.
11. Bài thuốc từ đông trùng hạ thảo cải thiện tình trạng mệt mỏi, tinh thần kém minh mẫn, thiếu tập trung, hỗ trợ điều trị thận hư
-
Chuẩn bị 9 gram đông trùng hạ thảo, 100 gram sườn heo cùng với nhân sâm, kỷ tử và đương quy mỗi vị 12 gram.
-
Sườn heo cần được làm sạch nhiều lần bằng nước và tốt hơn nếu làm sạch với nước muối pha loãng, sau đó, nêm nếm một ít gia vị. Các nguyên liệu còn lại cũng được làm sạch. Cho toàn bộ các nguyên liệu vào trong nồi để nấu cho nhừ. Nêm nếm một ít gia vị vừa đủ ăn. Chia món ăn thành 2 – 3 lần dùng trong ngày và nên dùng khi thức ăn còn nóng, nếu nguội, bạn nên hâm nóng lại trước khi sử dụng.
12. Bài thuốc bổ thận, dưỡng âm, tăng cường khí huyết từ đông trùng hạ thảo
-
Bài thuốc gồm có 5 gram đông trùng hạ thảo, 10 quả đại táo (bỏ phần hạt), 500 cá nước ngọt và 3 – 4 lát gừng tươi.
-
Làm sạch cá rồi ướp cùng với một ít gia vị, sau đó cho nào trong một bát sứ rồi đem chưng cách thủy cùng với toàn bộ nguyên liệu còn lại. Khi các nguyên liệu vừa chín tới, nêm nếm một ít gia vị và có thể dùng.
13. Món ăn từ đông trùng hạ thảo giúp cải thiện tình trạng động kinh, suy nhược thần kinh
-
Chuẩn bị 3 gram đông trùng hạ thảo cùng với 1 cái óc lợn;
-
Làm sạch tất cả các nguyên liệu đã được chuẩn bị rồi cho toàn bộ vào chén sứ để đun cách thủy. Khi chín gần tới, nêm nếm một ít gia vị rồi dùng. Chia món ăn làm thành hai phần nỏ để sử dụng hết trong này. Dùng khi bụng đói và dùng khi món ăn còn nóng.
Một số lưu ý khi sử dụng những bài thuốc từ đông trùng hạ thảo Để đảm bảo việc sử dụng những bài thuốc đông trùng hạ thảo an toàn và đạt được kết quả như mong muốn, trước và trong suốt quá trình sử dụng, bạn nên chú ý đến một số vấn đề được chúng tôi chia sẻ dưới đây để tránh tình trạng thuốc không có tác dụng hoặc làm ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng:
Chống chỉ định sử dụng Những đối tượng dị ứng hoặc quá mẫn cảm với một số thành phần có trong đông trùng hạ thảo được khuyến cáo không được sử dụng những bài thuốc từ dược liệu này. Hoặc một số đối tượng khác:
-
Phụ nữ mang thai hoặc có dấu hiệu đang mang thai;
-
Phụ nữ cho con bú;
-
Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt;
-
Trẻ em dưới 5 tuổi;
-
Đối tượng bị rối loạn chảy máu;
-
Đối tượng mắc chứng đa xơ cứng;
-
Đối tượng bị viêm khớp dạng thấp;
-
Đối tượng có hội chứng lupus ban đỏ hệ thống;
-
Đối tượng chuẩn bị tiến hành ca phẫu thuật.
Bên cạnh đó, còn một số đối tượng khác không được chúng tôi liệt kê đầy đủ tại đây. Để đảm bảo sức khỏe hay bệnh lý không bị ảnh hưởng, bạn nên hỏi ý kiến của giới chuyên môn trước khi sử dụng.
Một số lưu ý khác khi sử dụng dược liệu đông trùng hạ thảo:
-
Những bài thuốc từ đông trùng hạ thảo chỉ được khuyến khích sử dụng ngắn hạn nhưng áp ứng đủ liều lượng;
-
Trong quá trình sử dụng, bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ như đau bụng, nôn, tiêu chảy hay táo bón. Tuy nhiên, những trường hợp trên chỉ là những triệu chứng nhẹ và có thể tự biến mất sau một vài ngày mà không nhất thiết có sự can thiệp của y khoa;
-
Hiện nay chưa có báo cáo chính xác về mức độ an toàn khi sử dụng cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Nhóm đối tượng này cần hết sức lưu ý khi sử dụng đông trùng hạ thảo;
-
Những đối tượng chuẩn bị phẫu thuật cần tạm ngưng sử dụng đông trùng hạ thảo ít nhất 2 tuần và nói cho bác sĩ của bạn được biết bạn đang sử dụng loại dược liệu này. Bởi đông trùng hạ thảo có thể làm tăng nguy cơ chảy máu và mất máu, khi đó gây nguy hiểm đến tính mạng con người;
-
Khi nấu đông trùng hạ thảo, bạn nên sử dụng nồi đất hoặc nồi sứ. Hạn chế tối đa nồi nhôm hoặc nồi gang.
Tương tác thuốc Cần hết sức lưu ý khi bạn sử dụng đồng thời những loại thuốc đặc trị cùng với dược liệu đông trùng hạ thảo. Khi sử dụng không đúng cách sẽ gây nên một số tương tác thuốc, điều đó đồng nghĩa với việc sức khỏe của bạn đang bị bào mòn. Vì thế, bạn nên cho bác sĩ của bạn được biết những loại thuốc bạn đang sử dụng hằng ngày, đặc biệt là những loại thuốc sau:
-
Thuốc làm giảm hệ thống miễn dịch hoặc thuốc ức chế miễn dịch: Cyclophosphamide, Cytoxan, Neosar, Simulect, CellCept, Imuran,…
-
Thuốc Prednison
Trên đây là những thông tin về dược liệu đông trùng hạ thảo và một số bài thuốc hay về dược liệu này. Tuy nhiên, những thông tin vừa được chúng tôi chia sẻ chỉ có giá trị tham khảo, không phải lời khuyên, chỉ định hay phương pháp điều trị của y khoa. Chính vì vậy, người bệnh không được tự ý sử dụng những bài thuốc từ đông trùng hạ thảo khi chưa có sự đồng ý của giới chuyên môn.